Chính sách và dòng tiền sẽ như thế nào trong năm 2023

Sau hơn 3 năm bùng phát bất dộng sản kể từ 2018 tới 2021 tới nay, Cũng là đầu tầu kéo theo nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Mà hiện tại các dự án bất động sản đã gần như nằm im. Dòng tiền đổ vào thị trườn bất động sản không phải là con số nhỏ. Theo thống kê từ dữ liệu Ngân hàng Nhà nước chỉ ra rằng, tăng trưởng cho vay đối với lĩnh vực bất động sản có xu hướng giảm, từ mức trên 26% trong năm 2018 xuống chỉ còn 18,89% vào năm 2020 và duy trì ở mức này trong năm 2021.

Dù vậy, dư nợ tín dụng bất động sản hiện vẫn chiếm khoảng 18 – 20% tổng dư nợ nền kinh tế (khoảng 2 triệu tỷ đồng).

Ngoài dòng tiền của ngân hàng thì còn tiền của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đổ vào bất động sản ước tính cũng không ưới 5 triệu tỉ đồng.

Như vậy để thấy rằng số tiền nằm trong bất động sản không hề nhỏ, và chủ yếu là nằm trong bất động sản đầu tư.

Do vậy khi kinh tế toàn cầu ảnh hưởng của dịch Covid, kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài luồng đi xuống theo thoái trào này.

Hiện nay được sự chỉ đạo của nhà nước siết chặt nguồn vốn, tín dụng vào bất động sản để tập chung dòng tiền tái cơ cấu sản xuất sang các nghành nghề khác.

Dự giai đoạn cuối 2022 tới hết 2023 để mở room cho bất động sản là rất khó, vì vậy bất động sản đầu tư lẫn ở thực sẽ gặp nhiều khó khăn giai đoạn tới. Các nghân hàng đang hút tiền về, hạn chế tối đa việc cho vay để mua bất động sản.

Theo chị Lan một nhân viên nghân hàng Abbank chuyên mảng kinh doanh cho biết: “Hiện tại ngân hàng cũng rất muốn ho vay, nhưng nợ bất động sản đang rất lớn, nghân hàng phải cân đối đầu vào và đầu ra, mặc dù lãi suất ngân hàng đã lên rất cao từ 14-16%/năm nhưng những người vay mua bất động sản cũng gặp rất nhiều khó khăn không thể kết toán khoản vay được, tiền huy động trong dân thì ngày một ít, nên rất khó để mở room cho vay đối với bất động sản, ít nhất là  hết năm nay cho tới nửa đầu năm sau. Các nhân viên kinh doanh cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, do không cho khách hàng vay được thành ra không có doanh số” Chị Lan chia sẻ.

Theo dự kiến trong vòng 6 tháng tiếp theo, lãi suất ngân hàng cho vay sẽ tăng thêm từ 2-4% tức đạt ngưỡng kỷ lục 20%/năm và lãi suất huy động lúc đó sẽ vào khoảng 12-14%/năm.

Cả chuyên gia và lãnh đạo TP.HCM đều cho rằng kinh tế - xã hội TP cuối năm sẽ gặp nhiều khó khăn và kéo dài sang năm 2023. Tăng trưởng quý 4 đang chững lại, nhiều vụ việc trong ngành bất động sản, ngân hàng... ảnh hưởng tâm lý thị trường.

Đánh giá về kinh tế - xã hội, TS Trần Du Lịch cho rằng thời điểm này, cả nước cũng như TP phải đương đầu nhiều vấn đề lớn. Từ quý 4-2022 đến năm 2023, dự báo kinh tế toàn cầu rất khó khăn, xu hướng suy thoái, lạm phát thấy rõ. Việc này sẽ ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu.

Theo ông Lịch, Chính phủ đang tiến hành các biện pháp để thiết lập kỷ cương trong thị trường tài chính, bất động sản. Việc này là cần thiết để phát triển dài hạn nhưng trong ngắn hạn thì sẽ tác động đến tâm lý thị trường, nhà đầu tư đang có tâm lý chờ đợi.

Nếu dòng vốn của nền kinh tế chững lại thì sẽ ảnh hưởng không chỉ 2023 mà cả năm 2024. TS Trần Du Lịch phân tích.

Từ đó, ông Lịch cho rằng năm 2023 nên tập trung các nội dung của chương trình phục hồi kinh tế; hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hộ kinh doanh thông qua cơ chế rà lại tất cả quy định về miễn giảm thuế, lệ phí hỗ trợ lãi suất cho vay...

Đồng thời chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính xử lý các vấn đề phát sinh trên thị trường tài chính; đẩy nhanh tiến độ các dự án thuộc nội dung chương trình đột phá về kinh tế số, chính quyền số...

Vì vậy nhà nước đã và đang kiểm soát dòng tiền rất chặt chẽ để cơ cấu lại tất cả hệ thống từ tài chính ngân hàng, du lịch, bất động sản… Ưu tiên đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp đứng dậy sau khó khăn do dịch Covid gây ra.

- Chung cư Goldmark City

- Chung cư Green star

- Chung cư Ia 20

- Mipec Xuân Thủy

- Chung cư An Bình City

 

 

Tin Liên quan

Tin Mới nhất
Đăng ký nhận thông tin căn hộ
Hotline: 0987 065 557