GIẢI NGÂN ĐẦU TƯ CÔNG 2023 LÀ RẤT LỚN

Năm tới sẽ là năm được giải ngân đầu tư công nhiều nhất từ trước cho tới nay, điều này sẽ thúc đẩy nền kinh tế và các nghành nghề đang chững lại do ảnh hưởng dịch bệnh và chiến tranh.

Việt Nam phải giải ngân tổng vốn đầu tư công trên 700.000 tỷ đồng năm sau, tăng khoảng 25% so với năm nay, theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư.

Tại hội thảo bên lề Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 về đầu tư công sáng 17/12, các chuyên gia lưu ý, sức ép giải ngân đầu tư công tiếp tục tăng trong năm sau.

Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư, cho biết Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công năm 2023 với tổng số vốn trên 700.000 tỷ đồng, tăng khoảng 25% (khoảng 140.000 tỷ đồng) so với kế hoạch năm 2022. Năm sau cũng là năm phải giải ngân toàn bộ số vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.

Trong khi đó, giải ngân đầu tư công là một nút thắt lớn trong nhiều năm và chưa xử lý được trong thời gian ngắn như công tác giải phóng mặt bằng, chất lượng chuẩn bị dự án, năng lực Ban Quản lý dự án, nhà thầu... Tính đến 30/11, ước đạt giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước khoảng 52,33%, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái.

"Nguồn vốn đầu tư công rất lớn khiến sức ép càng nhiều", ông Dương Bá Đức, Vụ trưởng Đầu tư (Bộ Tài chính) nói. Ông cho biết, lượng tiền phải giải ngân có thể gấp đôi năm 2022 nếu tính cả phần chuyển nguồn từ năm nay sang.

Đồng tình với ông Đức, ông Phương nói thêm rằng thách thức giải ngân nguồn vốn khổng lồ này còn đến từ bối cảnh kinh tế vĩ mô năm 2023 được dự báo nhiều bất định, đặc biệt chi phí đầu vào vẫn ở mức cao, khó dự báo. Bóng ma lạm phát vẫn phủ bóng trên toàn cầu...

Do đó, ông cho rằng, để năm 2023 đạt được mục tiêu thúc đẩy giải ngân đầu tư công - vốn được xem là động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng - trước tiên, cần xem đây là ưu tiên hàng đầu, thường trực trong tư duy nhận thức. Từ các ví dụ ở một số địa phương, bộ ngành thành công, ông Phương nói, nơi nào có quan tâm tốt hơn đến đầu tư công, nơi đó giải ngân vốn tốt hơn. Trước đó, đại diện Bộ Tài chính cũng nhận định rằng, khó khăn vướng mắc về chính sách là giống nhau, nhưng vẫn có địa phương, bộ ngành làm tốt – tức vấn đề chủ yếu nằm ở khâu thực hiện.

Tiếp theo, ông Phương cho rằng cần rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động các dự án đầu tư công, trước tiên là sửa ngay các bất cập đã phát hiện trong năm 2022. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án, kiểm tra, rà soát từng dự án bố trí kế hoạch vốn năm 2023, đặc biệt là các dự án khởi công mới, lựa chọn dự án đủ thủ tục đầu tư, đáp ứng điều kiện bố trí vốn theo quy định, nâng cao tính sẵn sàng và khả thi, khả năng triển khai thực hiện dự án. Ngoài ra, chính phủ cần khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch vốn năm 2023 cho các nhiệm vụ, dự án trước ngày 31/12/2022 để có thể giải ngân từ ngày đầu, tháng đầu của năm 2023.

Đại diện Bộ Kế hoạch & Đầu tư lưu ý, cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công, xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm vi phạm theo quy định; kiểm soát chặt chẽ mục tiêu, hiệu quả sử dụng.

Riêng nghành bất động sản thì năm tới vẫn sẽ được nới rooom hỗ trợ cho vay để mua bất động sản, riêng bất động sản đầu cơ chắc chắn sẽ bị thiết chặt để đảm bảo không lãng phí tài nguyên về đất, cũng như không bị chôn vùi tiền trong đất. Còn bất động sản sử dụng sx kinh doanh và ở thực sẽ được hỗ trợ tối đa.

Do giá nhà đất hiện nay đã quá cao, việc giải ngân đầu tư công lớn cũng dẫn tới 2 mặt. Những tuyến đường, hay công trình đi qua chắc chắn sẽ đẩy giá đất tại khu vực lân cân lên cao, vì vậy sẽ có sự đầu cơ, thổi giá. Nên việc thắt chặt tín dụng đối với bất động sản đầu cơ là hợp lý, từ đó nhà nước có thể thanh lọc giúp thị trường này phát triển lành mạnh, tích cực hơn.

- Chung cư Goldmark City

- Chung cư Green star

- Chung cư Ia 20

- Mipec Xuân Thủy

- Chung cư An Bình City

 

 

Tin Liên quan

Tin Mới nhất
Đăng ký nhận thông tin căn hộ
Hotline: 0987 065 557