BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN, ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP TỚI BĐS

Thị trường chứng khoán đang chứng kiến: Dư nợ margin ghi nhận ở các công ty chứng khoán rất cao, trong khi giao dịch thực tế hàng ngày lại rất thấp. Các chuyên gia cũng đồng thuận cho rằng các tài sản dễ thanh khoản như cổ phiếu đang bị bán ra hoặc sử dụng làm tài sản đảm bảo nhằm lấy tiền mặt cho nhu cầu ngoài giao dịch.

Tuy nhiên, điểm tích cực được nhìn nhận là áp lực bán cổ phiếu để tạo thanh khoản tiền mặt cũng đã diễn ra một thời gian, và là nguyên nhân khiến thị trường lao dốc liên tục. Do đó có thể giai đoạn hiện tại nhu cầu này đã giảm đi. Nếu thị trường từ từ cân bằng lại và không giảm thêm, đó sẽ là tín hiệu tốt cho thấy áp lực thanh khoản đã qua giai đoạn cao nhất trong ngắn hạn.

Ngày 24-28/10 thị trường một lần nữa phản ứng tích cực với ngưỡng 1.000 điểm, chỉ số VN-Index sau khi giảm xuống mức thấp nhất 962,45 điểm đã phục hồi lên mức 1.027,36 điểm. Các chuyên gia cũng nghiêng về cơ hội tạo 2 đáy trong ngắn hạn. Tuy vậy thị trường mới được đánh giá là bớt tiêu cực hơn, vì dòng tiền vào vẫn rất yếu, kết hợp với nhiều số liệu lợi nhuận kém khả quan.

Bối cảnh hiện tại vẫn tập trung vào hai đợt tăng lãi suất kế tiếp của FED trong năm 2022. Việc Ngân hàng nhà nước tăng sớm lãi suất điều hành có thể là một bước đi trước, nhưng tín hiệu quan trọng vẫn là diễn biến tỷ giá.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, thời gian qua thị trường chứng khoán có điều chỉnh giảm, có lúc giảm sâu, xuất phát từ cả các yếu tố trong và ngoài nước.

Về tình hình quốc tế, ông Chi nêu rõ tình hình tại các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, châu Âu có sự thay đổi rõ rệt sau đại dịch với lạm phát cao, tăng trưởng thấp và có sự điều chỉnh lớn về chính sách tài khóa và tiền tệ.

Tăng trưởng tại các nền kinh tế lớn ở mức rất thấp. Các tổ chức tài chính quốc tế đều hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế này so với dự kiến từ đầu năm. Đây là một nguyên nhân tác động tới thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bên cạnh đó, tình hình địa chính trị và cuộc xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường.

Đến thời điểm này không ai có thể dự báo lạc quan về thời điểm kết thúc cuộc xung đột này. Việc này ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế thế giới và chuỗi cung ứng năng lượng, đặc biệt là xăng dầu - mặt hàng chiến lược, theo đó tác động lớn tới nền kinh tế Việt Nam.

Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán khu vực và thế giới như ở Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… cũng có biến động mạnh và điều này tác động liên thông tới thị trường chứng khoán Việt Nam.

Về nguyên nhân trong nước, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho rằng việc điều chỉnh chính sách tiền tệ, tăng lãi suất, kiểm soát room tín dụng… để phản ứng với tình hình quốc tế đã ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán.

Trước tình hình hiện tại, Thứ trưởng nhấn mạnh tới một số giải pháp về cả ngắn hạn và dài hạn mà Bộ Tài chính sẽ thực hiện để tiếp tục duy trì sự ổn định của thị trường chứng khoán.

Về ngắn hạn, trước mắt, Bộ Tài chính tiếp tục đảm bảo vận hành ổn định và an toàn của thị trường chứng khoán trong mọi tình huống.

Thứ hai, tăng cường minh bạch trong việc yêu cầu các công ty tham gia thị trường tuân thủ quy định về công bố thông tin, xử lý nghiêm vi phạm.

Thứ ba, tổ chức nhiều đoàn thanh tra giám sát các công ty niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và nhà đầu tư để kịp thời phát hiện các vi phạm trên thị trường.

Thứ tư, tăng cường thông tin chính thống từ cơ quan quản lý nhà nước ra thị trường một cách chính xác và kịp thời để đảm bảo thông tin xấu độc không gây ảnh hưởng tới thị trường.

Thứ năm, tiếp tục rà soát các quy định của pháp luật, trước mắt là Nghị định 155 và các văn bản hướng dẫn để kịp thời xử lý các bất cập.

Về lâu dài, ông Chi cho biết Bộ Tài chính đã có kế hoạch rà soát và xem xét điều chính các nội dung bất cập của Luật Chứng khoán. Cùng với đó, tiếp tục tái cấu trúc thị trường chứng khoán; đào tạo, nâng cao nhận thức và năng lực của cả nhà đầu tư, cơ quan quản lý và lực lượng thanh kiểm tra giám sát thị trường, cùng nhiều giải pháp khác.

Việc thị trường giằng co trên nền thanh khoản thấp cho thấy tâm lý giới đầu tư vẫn rất thận trọng. Nhìn theo hướng tích cực thì thị trường vẫn đang gặp áp lực chốt lời đối với nhóm cổ phiếu bắt đáy về tài khoản nhưng thanh khoản không tăng mà còn giảm cho thấy áp lực bán không quá áp đảo. Về tổng thể, thị trường đang tạo vùng cân bằng, diễn biến giằng co với thanh khoản thấp là tín hiệu tích cực. Điểm cần chú ý trong tuần qua là việc khối ngoại bán ròng mạnh trở lại. Về xu hướng ngắn hạn, vùng 1040-1045 điểm vẫn là kháng cự ngắn hạn của chỉ số.

Trong bối cảnh đó, nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng hợp lý, chờ thị trường chung ổn định trở lại. Có thể xem xét, lên lại danh mục theo dõi đầu tư. Ưu tiên các mã cơ bản tốt, tỷ trọng tiền mặt cao,... các mã ít chịu ảnh hưởng từ diễn biến của tình hình trái phiếu doanh nghiệp hiện nay đang chiếm lợi thế.

Chứng khoán và bất động sản luôn luôn song hành, các công trình xây dựng lớn đều phải dựa vào phát hành trái phiếu và bán cổ phiếu để huy động vốn cho doanh nghiệp, dòng tiền chạy từ chứng khoán, trái phiếu qua bất động sản qua kênh đầu tư rất là lớn. Ngược lại bất động sản ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị của cổ phiếu và trái phiếu.

Do vậy thường thị trường chứng khoán ảm đạm thì ta thấy thị trường bất động sản cũng trầm lắng theo. Các nhà đầu tư rất dễ để nhận biết khi nào cần tham gia hoạt động đầu tư cần thiết.

- Chung cư Goldmark City

- Chung cư Green star

- Chung cư Ia 20

- Mipec Xuân Thủy

- Chung cư An Bình City

 

Tin Liên quan

Tin Mới nhất
Đăng ký nhận thông tin căn hộ
Hotline: 0987 065 557