ĐỊNH HƯỚNG BẤT ĐỘNG SẢN. XU HƯỚNG ĐI VỀ ĐÂU

NHÀ Ở LÀ BẤT ĐỘNG SẢN MÀ AI CŨNG MUỐN SỞ HỮU VÀ RỒI CŨNG SỞ HỮU DÙ ÍT HAY NHIỀU.

Do Việt Nam xuất phát điểm thấp, nền kinh tế xã hội thuộc hàng thấp nhất thế giới, vì vậy khi đất nước đổi mới phát triển nền kinh tế tăng trưởng vũ bão, xếp vào hàng tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Ngay cả khi thế giới gánh chịu hậu quả của các đại dịch từ Shad, Covid.. thì Việt Nam vẫn tăng trưởng kinh tế đều đều.

Song hành với nền kinh tế ngày càng đi nên thì bất động sản cũng trỗi dậy và trở mình nhanh chóng. Những năm đầu đổi mới nền kinh tế tập trung chủ yếu ở những thành phố lớn vì vậy nhu cầu của người dân cũng chủ yếu ở nơi công nhân và người lao động làm việc. Do đó việc phát triển bất động sản ở các thành phố lớn là điiều tất yếu. Trong mười năm năm trở lại đây bất động sản đô thị đã khai thác đến 90% quỹ đất của các thành phố, tạo mật độ dân số tăng nhanh, quỹ đất hạn hẹp vốn có không thể đáp ứng theo xu thế hiện tại. Trong khi thu nhập của người lao động càng cao, nhu cầu ở và hưởng thụ ngày một lớn.

Nên phân khúc bất động sản nhà ở sẽ tiếp tục phát triển. Nhu cầu nhà ở trung bình và thấp, nhà ở công nhân tiếp tục là xu hướng chủ đạo của thị trường cùng với nhu cầu về không gian xanh, đa tiện ích, hạ tầng cơ sở đầy đủ. Mô hình dự án bất động sản xanh, bất động sản sinh thái ở các khu vực ngoại ô thành phố sẽ thu hút nhà đầu tư, do vừa đáp ứng nhu cầu môi trường sống trong lành, vừa đáp ứng xu hướng đầu tư căn nhà thứ hai của người dân đô thị.

Thứ hai, phân khúc bất động sản văn phòng, bán lẻ và nghỉ dưỡng sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt sau giai đoạn dịch bệnh và tác động từ Cách mạng Công nghiệp 4.0. Không gian làm việc đa năng, có thể vừa làm việc, vừa hội họp.

 Cụ thể, bất động sản bán lẻ sẽ chịu tác động từ xu hướng thay đổi sang phương thức bán hàng đa kênh, đa phương thức và linh hoạt hơn theo hướng tăng cường quản lý chuyên nghiệp. Bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng quan tâm hơn đến yếu tố vệ sinh, an toàn sức khỏe, sử dụng đa năng, linh hoạt hơn, như vừa có thể ở, làm việc và nghỉ ngơi. Thị trường du lịch Việt Nam ngày càng rút ngắn khoảng cách với những thị trường du lịch nổi bật tại ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Ngoài ra, giá bất động sản nghỉ dưỡng của Việt Nam vẫn đang ở mức thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Thứ ba, phân khúc bất động sản logistics trong tương lai theo hướng phát triển các dự án gần nguồn sản xuất, đa dạng hóa nguồn đầu vào, tăng tính tiện nghi, linh hoạt và khả năng đáp ứng nhanh, ứng dụng Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư vào cấu trúc vận hành của các trung tâm logistics.

Thứ tư, phân khúc bất động sản khu công nghiệp được dự báo tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại như CPTPP, EVFTA, RCEP... Vì vậy, dòng vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp được kỳ vọng tiếp tục gia tăng. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản công nghiệp cũng nhận được nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước như miễn giảm tiền thuê đất, ưu đãi về thuế đối với các nhà đầu tư.

Thứ năm, nguồn cung mới trong các năm tới sẽ chủ yếu tập trung ở các vùng lân cận ngoại ô của các thành phố lớn và lân cận các đô thị vệ tinh. Thậm chí, một số nhà đầu tư đã tìm kiếm cơ hội phát triển dự án bất động sản tại các tỉnh Tây Bắc và Tây Nguyên.

 VNREA cũng dự báo phân khúc bất động sản nông nghiệp, lâm nghiệp sinh thái, bất động sản năng lượng sẽ phát triển khi cơ chế, chính sách hoàn thiện cho loại hình bất động sản này.

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng đưa ra dự báo, nhu cầu bất động sản giai đoạn 2021 - 2030 sẽ tiếp tục tăng trưởng. Dự báo này không chỉ căn cứ vào nền tảng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, xu hướng tăng cường đầu tư, thương mại, mà còn dựa trên nhu cầu thực tế của người dân.

 

Thứ nhất, theo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, diện tích bình quân nhà ở đầu người cả nước đến năm 2025 phải đạt 27m2/người; đến năm 2030 phải đạt 30m2/người. Như vậy, trung bình mỗi năm phải xây dựng mới khoảng 60 triệu m2 nhà ở các loại. Thu nhập bình quân đầu người vào năm 2030 dự báo tăng lên 6.000 - 6.500 USD (gấp đôi so với hiện nay) sẽ tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân.

Thứ hai, tuổi thọ bình quân tiếp tục tăng lên, trong giai đoạn 2021 - 2030 đạt 75 tuổi (cao hơn bình quân hiện nay là 74 tuổi) theo Chiến lược phát triển dân số đến năm 2030.

Thứ ba, tuổi làm việc được tăng lên sẽ gia tăng quy mô lực lượng lao động, dẫn tới nhu cầu bất động sản văn phòng, khu công nghiệp cũng như bất động sản nói chung cũng tăng.

Thứ tư, tốc độ đô thị hóa, tỷ lệ đô thị hóa cũng tăng khoảng 1%/năm tương ứng với 1 triệu dân đô thị gia tăng hàng năm. Đây là cơ sở quan trọng để gia tăng nhu cầu nhà ở cho người dân đô thị.

Tăng trưởng nhu cầu bất động sản không phát triển đồng đều

Một nhận định khác của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đưa ra, đó là tăng trưởng nhu cầu bất động sản sẽ không phát triển đồng đều với tất cả các thị trường và phân khúc bất động sản. Dự án bất động sản đảm bảo được các yếu tố tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, môi trường sống, học tập, làm việc an toàn, lành mạnh sẽ phát triển mạnh mẽ và là xu hướng nhu cầu xã hội trong tương lai.

Thị trường bất động sản cũng sẽ phải đối mặt với sự hạn chế tài nguyên đất đai ở khu vực trung tâm, sẽ dẫn tới quá trình đầu tư phát triển các dự án bất động sản được tập trung nhiều hơn tại khu vực ngoài trung tâm thành phố, các đô thị vệ tinh, các đô thị nằm trong vùng kinh tế trọng điểm TP.HCM, Hà Nội, và bám theo các dự án phát triển hạ tầng cơ sở, cầu cảng, đường cao tốc, các tuyến đường sắt đô thị. Cùng với việc hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến thị trường bất động sản và tiếp tục cải cách thủ tục hành chính sẽ tạo điều kiện tăng nguồn cung bất động sản.

Theo VNREA, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh còn phức tạp, khó lường, nếu Việt Nam tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh, sớm đạt mục tiêu bao phủ vắc-xin và chuyển sang trạng thái bình thường mới, chung sống với Covid-19, thực hiện tốt Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, sẽ là điều kiện để các ngành kinh tế tăng trưởng tốt. Trong bối cảnh này, thị trường bất động sản được dự báo sẽ là một trong những lĩnh vực có tốc độ phục hồi nhanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng tại các thành phố du lịch từng được coi là một xu hướng đầy hứa hẹn khi nhà đầu tư vừa được sở hữu căn hộ, biệt thự vừa thu lợi nhuận nhờ hình thức cho thuê. Tuy nhiên, kênh đầu tư này hiện không còn nhiều sức hấp dẫn do nguy cơ "khủng hoảng thừa" các khu nghỉ dưỡng tại đây.

Ông Mauro Gasparotti – Giám đốc Savills Hotels châu Á-Thái Bình Dương nhận định có ba yếu tố chính đang cản trở quá trình khôi phục nhu cầu du lịch là lạm phát, chi phí chuyến bay gia tăng và sự phục hồi chậm lượng khách quốc tế đến từ một số thị trường lớn trên thế giới.

Thực tế trên đã tác động và dẫn tới xu hướng chuyển dịch đầu tư vào các sản phẩm bất động sản. Theo đó, với những lợi ích cộng hưởng từ vị trí, hệ thống tiện ích, thời hạn sử dụng cùng nhu cầu tiềm năng lớn, mô hình căn hộ nghỉ dưỡng cho thuê tại các thành phố lớn đang nổi lên, đặc biệt khi phân khúc này trên thị trường còn khá hạn chế.

Những nền tảng chia sẻ căn hộ thúc đẩy xu hướng sở hữu căn hộ nghỉ dưỡng cho thuê

Sau khi tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát và Việt Nam mở cửa trở lại du lịch, theo ước tính của các cơ quan chức năng, trong 7 tháng đầu năm 2022, Thủ đô ước đón 10,62 triệu lượt khách, tăng gấp 3,6 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 425.900 lượt, khách du lịch nội địa ước đạt 10,2 triệu lượt, tăng 3,5 lần so với cùng kỳ năm trước.

Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 31,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3,9 lần so với cùng kỳ năm 2021, nổi bật là loại hình du lịch – làm việc kết hợp gói MICE (du lịch kết hợp với hội thảo) khi chiếm đến 60% tổng thu.

Theo các chuyên gia kinh tế và bất động sản, đây chính là một trong những yếu tố thuận lợi để đầu tư căn hộ nghỉ dưỡng cho thuê nằm ở vị trí trung tâm các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và thị trường sản phẩm này tăng trưởng là xu hướng tất yếu.

Ngoài lợi thế về vị trí thì sức hút của dòng sản phẩm này còn đến từ hạ tầng giao thông phát triển thuận tiện cho di chuyển, đồng thời sở hữu cơ sở vật chất tiện nghi đầy đủ và đa dạng cùng hệ thống tiện ích đồng bộ đem lại những trải nghiệm và dịch vụ vui chơi, giải trí, mua sắm… như tại khách sạn.

Điều đáng nói là trong xu hướng phát triển như vũ bão của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, mô hình kinh tế chia sẻ ứng dụng công nghệ đang hiện hữu ở rất nhiều ngành nghề, rõ nhất là lĩnh vực vận chuyển, lưu trú, du lịch… Những nền tảng chia sẻ căn hộ như Luxstay, Airbnb đã góp phần thúc đẩy xu hướng sở hữu căn hộ nghỉ dưỡng để cho thuê trong những năm gần đây.

Với khả năng đồng thời đáp ứng cả hai mục tiêu là "khám phá" và "tận hưởng", loại hình lưu trú này được nhận định đang trở thành xu hướng lựa chọn không chỉ về trải nghiệm mà còn cả chi phí dành cho những người đam mê xê dịch hiện nay.

tag: 

Cách cơ cấu dòng tiền của ngân hàng

MUA NHÀ CHỌN ĐIỂM RƠI CỦA BĐS?

DỰ ÁN SẮP ĐƯỢC MỞ BÁN- AN BÌNH CITY…

- Chung cư Goldmark City

- Chung cư Green star

- Chung cư Ia 20

- Mipec Xuân Thủy

- Chung cư An Bình City

 

Tin Liên quan

Tin Mới nhất
Đăng ký nhận thông tin căn hộ
Hotline: 0987 065 557